TÊN CÁC LOẠI NẤM ĂN ĐƯỢC - NGUỒN GỐC CỦA NHỮNG CÁI TÊN ẤY TỪ ĐÂU

TÊN CÁC LOẠI NẤM ĂN ĐƯỢC - NGUỒN GỐC CỦA NHỮNG CÁI TÊN ẤY TỪ ĐÂU

TÊN CÁC LOẠI NẤM ĂN ĐƯỢC - NGUỒN GỐC CỦA NHỮNG CÁI TÊN ẤY TỪ ĐÂU

Tên các loại nấm có lẽ là một phần kiến thức mà ngay cả những người thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này cũng chưa thể hiểu hết được nguồn gốc của những cái tên ấy. Vì vậy, với bài viết ngày hôm nay, Suni Green Farm hi vọng rằng có thể mang đến cho các bạn những sự thật thú vị xoay quanh nguồn gốc tên của một số các loại nấm thông dụng. 

ten-cac-loai-nam-1

Tên các loại nấm ăn được - nguồn gốc của những cái tên ấy từ đâu

Nấm Hầu Thủ

ten-cac-loai-nam-4

 Ở Lục địa Anh (UK), Nấm Hầu Thủ được gọi là Monkey’s Head (Đầu Khỉ)

Nấm Hầu Thủ có thể được biết đến với tên khoa học là Hericium Erinaceus. Tùy vào mỗi khu vực và các quốc gia mà loại nấm này sẽ có đa dạng các tên khác nhau. Như là ở Lục địa Anh (UK), loài nấm này được gọi là Monkey’s Head (Đầu Khỉ) hoặc là Lion’s Mane (Bờm Sư Tử) hay Houtou. Còn ở đất nước Nhật Bản thì nấm hầu thủ lại được gọi là Yamabushitake. Và Shishigashira là cái tên mà chúng được người dân Trung Hoa thường gọi. Có vẻ như hơi rắc rối, nhưng các bạn chỉ cần nhớ đến loại thực phẩm này với 2 cái tên phổ biến mà người Việt Nam vẫn hay thường dùng là nấm Đầu Khỉ hoặc nấm Hầu Thủ. 

Lý giải về nguồn gốc của cái tên Nấm Đầu Khỉ, có lẽ bởi hình dạng của loại nấm này trông giống như đầu khỉ, vô cùng đơn giản đúng không các bạn? 

Nấm Hầu Thủ được biết đến là loại nấm ưa thích với vùng khí hậu ôn đới. Chúng chỉ phù hợp và phát triển tốt ở những nơi mà nhiệt độ mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ lý tưởng nhất là vào khoảng 16 - 20 độ C. Đây cũng là loài nấm được ghi nhận số lượng tiêu thụ mạnh nhất tại Trung Hoa và Bắc Mỹ.

Nấm Đầu Khỉ được liệt kê trong danh sách các loại nấm ăn được. Bên cạnh đó, chúng có sở hữu dược tính rất cao, do vậy còn được các lương y tận dụng như một loại dược liệu với vai trò bồi bổ cho cơ thể và hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh. 

Nấm Hồng Ngọc

ten-cac-loai-nam-3

Nấm Hồng Ngọc có đa dạng các tên thông thường như Flamingo Oyster, Pink Oyster

Nấm Hồng Ngọc được biết đến với tên khoa học là Pleurotus Djamor. Tương tự như Nấm Hầu Thủ, nấm Hồng Ngọc cũng có đa dạng các tên thông thường như Flamingo Oyster, Pink Oyster. Nhìn vào hình dạng của nấm, chúng ta có thể dễ dàng đoán được nguồn gốc của những cái tên này, là dựa vào màu sắc vô cùng đặc trưng và thu hút của loại nấm này: màu hồng nhạt. 

Nấm Hồng Ngọc lần đầu được tìm thấy lần đầu tiên được ghi nhận vào cuối thế kỷ 17 ở lãnh thổ của Indonesia ngày nay, do một nhà thực vật học gốc Đức có tên là Georg Eberhard Rumphius. Hiện nay, loài nấm này xuất hiện ở nhiều khu vực và quốc gia khác nhau có thể kể đến như là Bihar (Ấn Độ), Morelos (Mexico), Selayang (Malaysia) và Nhật Bản. Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng cao cùng vị thơm ngon thu hút, mà Nấm Hồng Ngọc ngày càng được mở rộng và nuôi trồng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 

Nấm Hoàng Kim

ten-cac-loai-nam-5

Nấm Hoàng Kim còn được gọi với một cái tên vô cùng dân dã khác là Nấm Ngô

Nấm Hoàng Kim là loài nấm có tên khoa học là Pleurotus Citrinopileatus. Mặc dù có vẻ ngoài vô cùng kiêu sa quý tộc, tuy nhiên chúng còn được gọi với một cái tên vô cùng dân dã khác là Nấm Ngô. Vốn dĩ có cái tên như vậy là bởi Nấm Hoàng Kim mang một sắc vàng tươi vô cùng nổi bật, tựa như màu sắc của loài ngô Mỹ. 

Ở trong tự nhiên, Nấm Hoàng Kim có nguồn gốc xuất phát từ miền Đông của nước Nga, miền Bắc của Trung Quốc và đất nước Nhật Bản. Tuy vậy, một khoảng thời gian không lâu sau đó, chúng được nhân giống và ứng dụng trồng rộng rãi ở rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Điều này cũng dễ lý giải bởi loài nấm này mang lại cho người dùng nhiều lợi ích cho sức khỏe, cũng như độ ngon vô cùng đặc trưng mà chắc chắn bạn nên dùng thử chúng một lần trong đời. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn nói rằng hương vị của Nấm Hoàng Kim tương đối đặc biệt và hơi kén người dùng. 

Nấm Tú Trân

ten-cac-loai-nam

Nấm Tú Trân hay còn được gọi với nhiều cái tên quen thuộc như là Nấm Sò, Nấm Bào Ngư Xám

Nhắc đến Nấm Tú Trân có lẽ các bạn sẽ cảm thấy xa lạ với loài nấm này đúng không? Tuy nhiên, chúng còn có những cái tên khác mà chắc chắn người dùng sẽ thấy quen thuộc hơn rất nhiều, như là Nấm Sò, Nấm Bào Ngư Xám. Tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau mà người ta sử dụng những cái tên khác nhau để phân biệt loài nấm này. 

Nấm Tú Trân ở trong tự nhiên thường mọc chủ yếu trên các thân cây khô hoặc đã suy yếu. Loại nấm này thường được mọc thành những tai nấm xếp xen kẽ nhau, trông giống như hình dạng bậc thang vậy! Tuy nhiên, trong tự nhiên cũng có một vài loài nấm có dạng tương tự vậy, nên các bạn cần phải quan sát thật kỹ để phân biệt nhé!

Theo như lịch sử đã ghi nhận thì Đức chính là quốc gia đầu tiên thử nghiệm và lai tạo thành công Nấm Tú Trân theo mô hình nuôi trồng nông nghiệp. Sau thời gian thử nghiệm đó, họ đã tiến hành gia tăng sản lượng loài nấm giàu giá trị dinh dưỡng này và đưa chúng vào trong thực đơn phục vụ trong quân lương, dành cho các binh sĩ tham gia đánh trận tại thế chiến thứ I. 

Cho đến tận năm 1970 thì Nấm Tú Trân mới được ứng dụng nuôi trồng một cách rộng rãi ở khắp quốc gia trên thế giới. 

Nấm Đông Cô

ten-cac-loai-nam-2

Với mức độ thông dụng và phổ biến, Nấm Đông Cô cũng có khá nhiều tên khác nhau, tùy thuộc vào từng vùng miền

Nấm Đông Cô chắc hẳn là loài nấm quen thuộc nhất trong danh sách tên các loại nấm mà Suni Green Farm đã liệt kê ở trên. Chúng có tên khoa học là Lentinula Edodes. Đây là loại nấm nhỏ, khá là dễ ăn, với mùi vị Umami tự nhiên nên mang lại hương vị ngọt bùi thu hút. Đồng thời, Nấm Đông Cô còn được đánh giá là giàu các giá trị dinh dưỡng cùng các hoạt chất ngăn ngừa đối với bệnh ung thư. 

Với mức độ thông dụng và phổ biến, do vậy loại nấm này cũng có khá nhiều tên khác nhau, tùy thuộc vào từng vùng miền. Bạn có thể gọi chúng là Nấm Đông Cô, nấm Hương hay là Nấm Hoa Cô tùy thích. Nhưng trên thực tế, nguồn gốc của cái tên chính Nấm Đông Cô là hoàn toàn dựa vào cách gọi của người Trung Hoa thời xưa, khi mà loài nấm này có họ hàng liên quan với Nấm Hoa Cô. 

Nấm Đông Cô lần đầu được tìm thấy là ở khu vực Đông Á. Hiện nay, ở Việt Nam hay một vài các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc thì loại nấm này được mọc hoang dại, đa phần xuất hiện ở những vùng nông thôn, vùng quê là chủ yếu. 

Trong tự nhiên, Nấm Đông Cô chủ yếu mọc ký sinh trên các cây Phong, cây Sồi hay là cây Dẻ,... Bởi những loài cây này đều là cây lá to, là môi trường cực kỳ tốt và phù hợp để chúng phát triển một cách tốt nhất với trung bình từ 5 - 7 năm. 

Hiện nay ở tại Việt Nam cũng đang ứng dụng trồng Nấm Đông Cô dựa theo mô hình nông nghiệp ở một số nông trại như Suni Green Farm để cung ứng cho thị trường sản lượng nấm tươi sạch, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn một cách tốt nhất. 

Tên các loại nấm khác nhau đều có các nguồn gốc khác nhau vô cùng thú vị! Với bài viết ngày hôm nay, hi vọng Suni Green Farm đã có thể mang đến cho các bạn một số kiến thức cần thiết xoay quanh các loài nấm cơ bản mà chúng ta vẫn thường bắt gặp trong tự nhiên. 

Suni Green Farm là đơn vị chuyên cung cấp cho người tiêu dùng những thực phẩm nấm chất lượng, được nuôi trồng theo mô hình tại trang trại Đà Lạt với những kiểm định gắt gao và đảm bảo sản lượng tốt nhất. Khi chọn lựa Suni Green Farm, chúng tôi cam kết sẽ đồng hành và mang đến cho khách hàng những bữa cơm dinh dưỡng hàng ngày với các sản phẩm nấm đạt năng suất cao. Đừng ngại mà hãy liên hệ mua hàng với Suni Green Farm ngay hôm nay bạn nhé! 

← Bài trước Bài sau →

Đăng kí nhận tin

Đăng ký Email để theo dõi những sản phẩm được giảm giá của chúng tôi