CHĂM SÓC BỆNH VIÊM HÔ HẤP CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH
- Người viết: VIG lúc
- Rau Sạch Và Đời Sống
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch rất yếu nên dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Bệnh viêm hô hấp là một trong những căn bệnh thường gặp khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng lại gây triệu chứng nặng nề nếu không được chữa trị đúng cách.
Sau đây, Suni Green Farm sẽ cung cấp thêm thông tin về căn bệnh này để ba mẹ tham khảo nhé!
Chăm sóc bệnh viêm hô hấp như thế nào cho đúng cách
1. Bệnh viêm hô hấp là gì?
Bệnh viêm hô hấp là triệu chứng nhiễm trùng của các bộ phận cấu tạo thành như đường mũi, đường hầu họng, đường thanh quản,... Bệnh được chia làm 2 loại là viêm hô hấp trên và viêm hô hấp dưới. Cụ thể như sau:
Bệnh viêm hô hấp là gì?
1.1. Viêm hô hấp trên là gì?
Viêm hô hấp trên là triệu chứng nhiễm trùng của các cơ quan thuộc đường hô hấp ở phía trên gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Các cơ quan này có chức năng làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí từ bên ngoài vào phổi.
Bệnh thường tái phát hàng năm, xuất hiện chủ yếu vào những ngày hanh khô hoặc vào mùa đông. Viêm hô hấp trên ở người lớn và trẻ nhỏ đều khiến người bệnh khó chịu và có thể kéo dài, trở nặng nếu không được điều trị đúng cách.
1.2. Viêm hô hấp dưới là gì?
Viêm hô hấp dưới là triệu chứng nhiễm trùng của các bộ phận bên dưới dây thanh quản bao gồm khí quản, phế quản và phổi. Viêm hô hấp loại này có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
Những bệnh thường gặp của viêm hô hấp dưới là:
Viêm phổi.
Viêm phế quản.
Viêm phế quản cấp tính.
Viêm phế quản mãn tính.
Viêm tiểu phế quản.
Trong đó, viêm tiểu phế quản thường gặp nhất ở trẻ em dưới 1 tuổi. Vì độ tuổi này các tiểu phế quản chưa phát triển hết nên bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển.
2. Nguyên nhân và các triệu chứng khi phát bệnh
2.1. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp ở bé nhỏ? Có các nguyên nhân chính gây bệnh, bao gồm:
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Do virus: Những loại virus cúm, virus sởi, virus hợp bào hô hấp,... phát triển mạnh vào mùa lạnh. Tuy dễ lây nhiễm trong không khí nhưng các triệu chứng khá nhẹ.
Vi khuẩn: Các loại như vi khuẩn HIB, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn Bordetella,... là các nguyên nhân gây bệnh.
Thay đổi khí hậu: Nhất là vào các thời điểm giao mùa khi khí hậu thay đổi thất thường khiến cơ thể không kịp thích ứng. Từ đó, hệ miễn dịch suy yếu khiến các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây hại.
Nắng ít và không gian kín: Vào những ngày lạnh, ít nắng khiến con người có xu hướng ít ra ngoài và đóng kín cửa. Từ đây tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn ủ bệnh phát triển, khiến những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn.
2.2. Triệu chứng bệnh
Triệu chứng viêm hô hấp dưới hay trên cũng tương tự nhau. Các biểu hiện nhẹ của bệnh gồm:
Hắt hơi liên tục, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi liên tục.
Ho khan, đau rát cuống họng.
Mệt mỏi kèm theo cảm giác cơ thể bị mất sức.
Xuất hiện các cơn sốt với tần suất ngày càng nhiều hơn.
Những triệu chứng viêm hô hấp nặng hơn:
Ho liên tục và kèm có đờm ở cuống họng.
Tim đập nhanh hơn bình thường.
Sốt cao và xuất hiện mê sảng.
Khó thở hay hơi thở khò khè.
Lồng ngực xuất hiện các cơn đau và xuất hiện dấu hiệu nặng đầu.
3. Phòng và chữa bệnh viêm hô hấp ở trẻ nhỏ
Phòng và chữa bệnh viêm hô hấp ở trẻ nhỏ như thế nào?
3.1. Hướng dẫn phòng bệnh
Phòng bệnh viêm hô hấp thực chất là phòng chống vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và lây lan ra môi trường ngoài. Một số việc cần làm để phòng bệnh như sau:
Giữ gìn vệ sinh cá nhân luôn sạch sẽ cho trẻ.
Tập thói quen để trẻ che mũi, che miệng khi ho và hắt hơi.
Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, tránh tiếp xúc với người có mầm bệnh.
Giữ ấm cơ thể trẻ vào mùa lạnh, đặc biệt cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, hãy tăng cường các hoạt động rèn luyện thể chất cho trẻ.
Tiêm vaccine ngừa phế cầu khuẩn và ngừa các chủng ngừa virus.
3.2. Phương pháp chữa bệnh viêm hô hấp cho trẻ
Khi trẻ bị viêm đường hô hấp, hãy đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Các bậc phụ huynh chỉ nên cho trẻ dùng đúng và đủ liều lượng thuốc mà bác sỹ kê đơn. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thêm thuốc bên ngoài khi chưa có chỉ định từ bác sỹ.
4. Cách chăm sóc bệnh nhân viêm hô hấp
Khi chăm sóc bệnh nhân viêm hô hấp, đặc biệt là trẻ nhỏ tại nhà, bạn có thể tham khảo những chia sẻ sau:
Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi hãy làm thông mũi bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra cần giữ không gian thật sạch sẽ và cho bé nằm ở tư thế cao đầu sẽ giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
Khi trẻ nhỏ bị sốt cao cần thường xuyên lau mát cơ thể, cho bé ăn uống đầy đủ và luôn theo dõi thân nhiệt. Trường hợp khó hạ sốt, bạn nên nhờ bác sỹ tư vấn để sử dụng thêm các loại thuốc hạ sốt an toàn cho bé.
Khi bé bị ho hãy cho bé sử dụng các loại thuốc ho bằng thảo dược hoặc các phương pháp dân gian như dùng lê, quất, gừng,... hấp đường phèn.
Khi trẻ bị nôn nên chỉnh lại tư thế nằm phù hợp để dịch nôn không chảy ngược vào mũi. Mặt khác nên cung cấp đủ nước để bù vào phần nước đã mất và chỉ cho bé sử dụng các loại thức ăn loãng, dễ tiêu hóa như súp, cháo….
Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm hô hấp như thế nào?
Bên trên chính là toàn bộ những chia sẻ về bệnh viêm hô hấp cũng như cách phòng, chữa bệnh cho trẻ mà Suni Green Farm đã thu thập được. Hi vọng từ những thông tin này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn. Hãy quan tâm đến sức khỏe của trẻ nhỏ ngay từ hôm nay để bé luôn khỏe mạnh để phát triển tốt nhất nhé!