CÁCH MUỐI CỦ KIỆU MIỀN TRUNG SAO CHO KHÔNG MỐC, GIỮ ĐƯỢC LÂU

CÁCH MUỐI CỦ KIỆU MIỀN TRUNG SAO CHO KHÔNG MỐC, GIỮ ĐƯỢC LÂU

CÁCH MUỐI CỦ KIỆU MIỀN TRUNG SAO CHO KHÔNG MỐC, GIỮ ĐƯỢC LÂU

cach-muoi-cu-kieu-mien-trung-4

Cách muối củ kiệu miền trung sao cho không bị mốc mà vẫn để được lâu

Cách muối củ kiệu miền Trung là công thức phổ biến, bao gồm 2 thành phần chính là cà rốt và đu đủ được muối cùng nước mắm thơm ngon, gói gọn một hương vị vô cùng hấp dẫn, độc đáo. Hãy cùng Suni Green Farm vào bếp để bắt đầu thực hiện ngay món ăn đặc trưng này nhé!

Cách muối củ kiệu miền Trung chuẩn vị: Chuẩn bị nguyên liệu

  • 500gr củ kiệu
  • 1 quả đu đủ xanh
  • 2 củ cà rốt
  • 300ml nước mắm
  • 200gr đường cát
  • 100gr đường phèn

Công thức muối củ kiệu theo kiểu miền Trung

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

cach-muoi-cu-kieu-mien-trung-2

Công thức muối củ kiệu theo kiểu miền Trung

Nguyên liệu sau khi được mua về, các bạn đem 500g củ kiệu đã được lột sạch phần vỏ ngoài, rồi thực hiện cắt bỏ đi phần rễ, sau đó rửa thật sạch cùng với nước.

Kế đến, các bạn chuẩn bị 1 chén tro bếp (lưu ý nhớ phải đem đi sàng để loại bỏ đi phần than), rồi mới đem hòa cùng 1 lít nước. Đem phần củ kiệu đã được rửa sạch ở trên, đổ vào hỗn hợp nước tro và ngâm trong khoảng 10 - 12 tiếng.

Sau thời gian ngâm cùng nước tro, các bạn pha thêm khoảng 1.5 lít nước với 3 muỗng cà phê muối, tiến hành khuấy đều rồi cho tiếp phần củ kiệu vào và ngâm trong khoảng 6 tiếng. 

Hết thời gian ngâm, các bạn thực hiện cắt phần thân kiệu thành từng khúc với độ dài vừa phải (đảm bảo không quá ngắn cũng không quá dài) để khi ăn được ngon miệng hơn. Bỏ tiếp phần kiệu vào ngâm chung với nước muối pha loãng trong 10 phút, rồi mới đem củ kiệu đi rửa sạch với 3 lần nước.

Lưu ý: 

  • Không nên ngâm củ kiệu với nước muối quá lâu, vì sẽ khiến cho củ kiệu bị thấm mặn hơn.
  • Chỉ nên cắt sơ qua phần rễ của củ kiệu, tránh cắt quá sát, do khi ngâm cùng nước đường hay nước mắm sẽ làm cho củ kiệu nhanh mềm hơn và dễ bị nổi bọt.

Sau khi hoàn tất xong khâu rửa kiệu, các bạn sử dụng vỉ tre (tránh dùng đồ bằng nhựa) rồi trải kiệu đều ra, đem đi phơi nắng trong khoảng 2 ngày nắng. 

Mách nhỏ:

  • Bởi vì phần mầm chồi xanh của kiệu rất mỏng, do vậy các bạn hãy tranh thủ đem kiệu đi phơi nắng ngay để tránh cho mầm này nhú lên nhanh nhé.
  • Trong trường hợp bạn sơ chế vào ban đêm và không có ánh nắng để phơi kiệu, thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy sấy để thay thế. Tuy nhiên Suni Green Farm không khuyến cáo cách này, bởi vì sẽ không an toàn cho món ăn. 
  • Hạn chế việc dùng đồ nhựa để phơi kiệu, vì như vậy sẽ làm giảm bớt đi phần nào vị thơm của củ kiệu.

Bước 2: Sơ chế cà rốt và đu đủ

cach-muoi-cu-kieu-mien-trung-1

Nguyên liệu chuẩn bị cho món củ kiệu miền Trung cực kỳ đơn giản

Đầu tiên là đu đủ, các bạn cắt bỏ đi hết phần cuống rồi chờ trong khoảng 5 - 7 phút cho phần mủ của quả được trút ra hết. Tiếp đến, các bạn sử dụng dao để bổ đôi quả đu đủ ra, rồi dùng muỗng để loại bỏ hết phần hạt bên trong.

Sử dụng dao bào để bào hết phần vỏ bên ngoài, sau đó mới dùng dao để gọt bớt đi phần sợi ở bên trong quả ra. 

Cuối cùng, các bạn chỉ sử dụng ½ quả đu đủ, rồi bổ nhỏ thành 4 phần đều nhau. Tiếp tục dùng dao để cắt nhỏ đu đủ thành từng miếng nhỏ hơn, với kích thước gấp rưỡi lóng tay. 

Còn với cà rốt, sau khi được rửa sạch thì các bạn nạo bỏ đi phần vỏ. Kế đến, các bạn tỉa hoa cà rốt và cắt thành từng lát vừa ăn.

Sử dụng 1 lít nước trộn chung với 1 muỗng cà phê muối, sau đó cho thêm phần đu đủ và cà rốt vào ngâm trong 10 phút. Sau thời gian ngâm, các bạn đem nguyên liệu đi rửa sạch với 3 lần nước trước khi đem đi phơi 1 ngày nắng.

Bước 3: Làm mắm đường

Thao tác đầu tiên, các bạn cho 100gr đường phèn hòa cùng 300ml nước mắm, khuấy đều cho đường được tan bớt một phần. 

Các bạn bắc chảo lên trên bếp, rồi cho phần hỗn hợp nước mắm vừa chuẩn bị vào và đun với lửa nhỏ cho đường phèn được tan đều ra hoàn toàn. Tiếp theo, cho thêm 200gr đường cát vào, khuấy đều lên. 

Đợi đến khi lượng đường tan hết thì bạn bật cho lửa to hơn để cho phần nước mắm nhanh sôi. Đun tiếp hỗn hợp nước mắm trên lửa nhỏ trong khoảng 8 phút nữa. Cuối cùng, tắt bếp và để hỗn hợp nguội hoàn toàn.

Bước 4: Ngâm mắm

cach-muoi-cu-kieu-mien-trung-3

Kiệu sau khi được ngâm khoảng 10 ngày là bạn đã có thể thưởng thức được rồi

Sử dụng một hộp nhựa và cho vào đó toàn bộ nguyên liệu, để trong ngăn mát tủ lạnh 1 đêm trước khi thực hiện ngâm mắm. 

Bạn lấy 1 lọ thủy tinh, đem trụng qua trước với nước sôi và để ráo. Thực hiện xếp lần lượt phần củ kiệu vào hũ theo hình tròn, rồi xếp cà rốt, đu đủ xen kẽ nhau để cho hũ kiệu thêm phần đẹp mắt nhé.

Sử dụng 2 thanh tre nhỏ đặt chéo qua nhau, lên trên bề mặt, rồi mới tiến hành đổ phần nước mắm vào hũ đựng, sao cho lượng mắm sâm sấp bề mặt kiệu là được. 

Để giúp kiệu được bảo quản lâu hơn thì sau 5 ngày kiệu sẽ cho ra rất nhiều nước. Các bạn nên chắt hết lượng nước mắm cũ ra rồi đem đi đun sôi trong khoảng 7 phút và để nguội hoàn toàn, sau đó mới tiếp tục đổ vào và ngâm như ban đầu. 

Kiệu sau khi được ngâm khoảng 10 ngày là bạn đã có thể thưởng thức được rồi! Cách muối củ kiệu miền Trung với những bước làm vô cùng đơn giản sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo giúp gia tăng thêm hương vị mâm cơm ngày Tết của cả gia đình bạn!

← Bài trước Bài sau →

Đăng kí nhận tin

Đăng ký Email để theo dõi những sản phẩm được giảm giá của chúng tôi