NẤM LINH CHI TƯƠI LÀ LOẠI NÀO? CÁCH TRỒNG NẤM LINH CHI MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO

NẤM LINH CHI TƯƠI LÀ LOẠI NÀO? CÁCH TRỒNG NẤM LINH CHI MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO

NẤM LINH CHI TƯƠI LÀ LOẠI NÀO? CÁCH TRỒNG NẤM LINH CHI MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO

Cách trồng nấm linh chi đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cùng sự đầu tư vô cùng kỹ lưỡng và khắt khe. Bởi đây là loại nấm nổi tiếng với hương vị thơm ngon cùng hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đồng thời giá thành cũng khá cao trên thị trường. Do vậy, quy trình trồng nấm linh chi tươi luôn được nhiều người quan tâm với lợi nhuận luôn đạt mức cao ở mỗi mùa vụ.  

cach-trong-nam-linh-chi

Nấm linh chi tươi là loại nào? Cách trồng nấm linh chi để đạt hiệu quả cao

Nấm linh chi tươi là loại nào?

Trên thực tế, có đa dạng các loại nấm linh chi khác nhau, tuy nhiên đối với nấm linh chi tươi thông dụng mà ta vẫn hay dùng trong chế biến món ăn hàng ngày, có thể kể đến là nấm linh chi trắng và nấm linh chi nâu. Suni Green Farm mời các bạn cùng tìm hiểu kĩ hơn về 2 loại nấm này nhé! 

Nấm linh chi nâu là gì? 

cach-trong-nam-linh-chi-1

Nấm linh chi nâu có nguồn gốc đầu tiên từ Nhật Bản và hiện nay được trồng nhiều ở các nước, trong đó có cả Việt Nam

Nấm linh chi nâu hay được gọi với nhiều tên khác nhau như nấm thủy tiên nâu hay nấm thủy tinh nâu. Loài nấm này có nguồn gốc đầu tiên từ Nhật Bản và hiện nay được trồng nhiều ở các nước, trong đó có cả Việt Nam. 

Nấm linh chi nâu có đặc điểm nhận dạng tương đối dễ dàng, với phần thân màu trắng, cao khoảng 3 - 5cm. Tuy nhiên, phần mũ nấm lại có màu nâu, không quá to và được gắn liền với thân nấm. Chúng luôn mọc với nhau thành từng cụm và ăn vào người dùng sẽ dễ dàng cảm nhận được vị dai, giòn vô cùng đặc trưng.

Nấm linh chi trắng là gì? 

cach-trong-nam-linh-chi-2

Nấm linh chi trắng hay còn được dân gian gọi là bạch chi, nấm thủy tiên trắng hay ngọc chi

Nấm linh chi trắng hay còn được dân gian gọi là bạch chi, nấm thủy tiên trắng hay ngọc chi. Nấm có màu trắng cùng vị cay rất đặc trưng khi dùng. Chúng cũng mọc với nhau thành từng cụm và trở thành một loại nấm thông dụng bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. 

Chuẩn bị trồng nấm linh chi

Thời vụ trồng nấm linh chi

Nấm linh chi có khả năng thích nghi rất tốt với đặc điểm khí hậu ở nước ta, nên có thể trồng nấm khoảng 3-4 vụ/năm. Thời gian tốt nhất để tiến hành trồng nấm là từ tháng 1 cho đến tháng 10, sau tháng 10 sẽ rơi vào mùa mưa và độ ẩm không khí cũng ở mức cao nên nấm trồng sẽ dễ bị nhiễm bệnh và phát triển không đồng đều. 

Nguyên liệu trồng nấm linh chi

Với cách trồng nấm linh chi sao cho đạt hiệu quả cao, các bạn nên sử dụng phân trùn quế trong quá trình phối trộn để làm phôi nấm. Phân trước khi sử dụng cần phải đảm bảo đã được trải qua giai đoạn xử lý, tinh lọc và giữ độ ẩm đạt 5%. Hỗn hợp phôi nấm bao gồm phần phân trùn quế, cám ngô, mùn cưa gỗ cao su, vôi bột, tro trấu với một tỷ lệ nhất định và sẽ được ủ trong khoảng thời gian 72 giờ trước khi tiến hành hấp thanh trùng. 

Cách trồng nấm linh chi tươi đạt hiệu quả cao

Đóng bịch 

Ở giai đoạn này, các bạn cần chuẩn bị những túi nilon có khả năng chịu nhiệt (121 độ C) và bắt đầu cho từ từ mùn cưa vào, đồng thời nén chặt tay, sao cho lượng mùn cưa trong bịch đạt khoảng 1,2 - 1,5kg là được. Dùng các que soi nấm để tạo nên các lỗ nông, với mục đích dễ cấy vào mà không làm đứt phần tơ giống. 

Tiếp đó, các bạn làm cổ phôi với cách đơn giản là dùng nút nhựa luồn qua phần miệng túi đựng rồi nhét bông gòn vào (để tránh tình trạng bị thấm nước). Sau cùng đem phần đã hoàn thiện đi hấp thanh trùng. 

Phương pháp thanh trùng

Hấp thanh trùng góp vai trò quan trọng trong cách trồng nấm linh chi đạt hiệu quả cao. Nhờ vào phương pháp này có thể loại bỏ đi các vi sinh vật bên trong phôi với hình thức hấp cách thủy với 100 độ C trong khoảng 12 tiếng. Các bạn cần lưu ý khi tiến hành hấp là phải luôn đảm bảo nồi hấp được đậy kín để có thể cung cấp đủ hơi nước và đạt đến nhiệt độ thích hợp. 

Khi đã hấp xong, cần phải giảm nhiệt nồi hấp đến khoảng 50 độ C trước khi tiến hành cho bịch ra ngoài để tránh tình trạng bịch bị cháy do nhiệt độ quá cao. 

Cấy giống

Để có thể đạt được năng suất cao trong cách trồng nấm linh chi, các bạn cần phải lựa chọn và kĩ càng kiểm tra nguồn giống, tránh tình trạng mua phải nguồn giống dễ nhiễm bệnh, bị thoái hóa và không cho hiệu quả cao. 

Trong quá trình cấy giống, phải đảm bảo luôn đặt cho chai giống vị trí nằm ngang gần với ngọn lửa đèn cồn. Cách tốt nhất là dùng đến tủ cấy vô trùng để làm giảm đi tỷ lệ nhiễm từ hơi thở khi nói chuyện hoặc là trong không khí. 

Cấy giống đối với cây nấm linh chi có thể thực hiện dưới 2 phương pháp sau:

  • Phương pháp 1: Với meo giống là dạng que gỗ, thì khi đưa vào bịch giá thể, các bạn cần tạo lỗ trên phần miệng bịch. Trong đó, đường kính các lỗ này rơi vào khoảng 1,8 - 2cm và đạt độ sâu 15 - 17cm. Trong quá trình thực hiện, các bạn nên để miệng của bịch giá thể ở vị trí ngay gần đèn cồn và sử dụng kẹp gắp từng que từ trong túi giống cấy vào. 

  • Phương pháp 2: Đối với meo giống là dạng hạt, các bạn chỉ cần đơn giản sử dụng kẹp gắp và tiến hành gắp nhẹ nhàng những hạt meo giống và trải chúng thật đều lên trên bề mặt bịch giá thể. Với liều lượng cần đảm bảo 10 - 15g meo giống/ bịch giá thể. 

Lưu ý rằng mỗi bịch phôi sau khi được cấy, phải được đậy xong nút bông, rồi mới tiếp tục cấy sang bịch tiếp theo. Sau đó, các bạn vận chuyển túi phôi này đến nơi tiến hành ủ tơ. 

Giai đoạn ủ tơ

Để giai đoạn ủ tơ đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên chuẩn bị sẵn một khu vực để tiến hành ủ phôi riêng biệt. Phòng ủ phải đảm bảo được sự sạch sẽ, thông thoáng với mục đích cung cấp đầy đủ oxy cho nấm, có thể duy trì được độ ẩm và nhiệt độ phù hợp nhằm tránh tình trạng nấm mốc phát triển. 

Tơ nấm cần phát triển trong điều kiện ánh sáng yếu, do đó nhà ủ phôi cần phải ngăn sự tác động trực tiếp từ ánh sáng mặt trời chiếu vào, đồng thời cũng nên tránh tình trạng mưa dột. Các bạn có thể lựa chọn việc treo hoặc xếp các phôi nấm lên kệ. Lưu ý không tưới nước cho phôi trong giai đoạn này và hạn chế việc di chuyển chúng. 

Các bạn cũng nên tiến hành kiểm tra phòng ủ một cách thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời những phôi nấm bị nhiễm bệnh và nhanh chóng loại bỏ chúng, tránh bị lây lan. Tơ nấm khi đã phát triển được đến ½ - ⅓ bịch phôi thì sẽ bắt đầu hình thành quả thể. Lúc này, các bạn có thể tháo bỏ đi ít lớp bông tại cổ bịch để đảm bảo quả thể được thuận lợi mọc ra, rồi lại tiếp tục ủ cho đến khi tơ nấm được ăn hết bịch và nên nhớ tưới ẩm nước cho nấm 2 ngày/lần. 

Chăm sóc nấm linh chi 

Với những mô hình trồng nấm linh chi tại nhà, cách chăm sóc nấm thông dụng và tiện lợi nhất là không ủ đất cho nấm. Với cách làm này, thì các bạn chỉ đơn giản sắp xếp các bịch phôi lên kệ chữ A và sau khoảng 25 - 30 ngày cấy meo (khi tơ đã ăn được ¾ bịch), các bạn bắt đầu rạch bịch và tiến hành tưới nước. Luôn phải đảm bảo cho nấm giữ được độ ẩm khoảng 80 - 90%, thông qua cách cứ 5 - 7 ngày lại tưới nước lên nền nhà 1 lần.

Thu hoạch nấm

cach-trong-nam-linh-chi-3

Thời gian cho mỗi vụ nấm có thể thu hoạch được là khoảng 3 - 4 tháng, kể cả thời gian cấy giống

Thời gian cho mỗi vụ nấm có thể thu hoạch được là khoảng 3 - 4 tháng, kể cả thời gian cấy giống. Để đạt được sản lượng tốt nhất, các bạn nên thu hoạch khi phần viền trắng trên tai nấm đã chuyển sang được màu sắc đặc trưng của nấm. 

Một điều lưu ý nữa là các bạn nên ngưng tưới nước trước ngày thu hoạch khoảng 10 ngày. Sử dụng dao hoặc kéo chuyên dụng và tiến hành cắt sát lấy phần gốc nấm, sau đó lại tiếp tục tưới nước và chăm sóc kĩ lưỡng để đón đợi đợt thu hái kế tiếp. 

Trên đây là những chia sẻ của Suni Green Farm về cách trồng nấm linh chi tươi tại nhà sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, nếu các bạn đang có nhu cầu sử dụng ngay nấm linh chi tươi sạch, chất lượng như nhà trồng, hãy liên hệ với nhà Suni ngay hôm nay để được tư vấn mua hàng bạn nhé!

← Bài trước Bài sau →

Đăng kí nhận tin

Đăng ký Email để theo dõi những sản phẩm được giảm giá của chúng tôi