NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – NÊN VÀ KIÊNG ĂN GÌ?
- Người viết: Suni Green Farm lúc
- Cẩm Nang Sức Khỏe
- - 0 Bình luận
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh bệnh tiểu đường ngày càng cao. Nguyên nhân xuất phát từ cách ăn uống, lối sống thiếu lành mạnh và ít vận động.
Một trong những biện pháp tối ưu để ngăn ngừa bệnh tiểu đường là xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, tươi sạch.
Người bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?
- Thực phẩm ngọt, có vị ngọt nhân tạo: bánh kẹo, nước ngọt có ga, mía đường, trái cây quá ngọt, trà sữa,…
Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu đã quá giới hạn, chỉ số đường huyết vượt mức cho phép. Bạn cần hạn chế sử dụng thực phẩm có đường ở mức tối đa
- Các thực phẩm chứa nhiều chất béo:
Chất béo, dầu mỡ, chất béo chuyển hoá, chất béo bão hoà sẽ làm lượng đường huyết trong máu của bạn tăng lên cao rất khó kiểm soát. Bên cạnh đó, cholesterol có thể khiến bạn mắc phải bệnh mỡ máu cao cũng rất nguy hiểm.
- Thịt động vật: phụ tạng động vật, thịt mỡ heo, lòng đỏ trứng gà
- Thực phẩm đóng hộp: mì tôm, bánh snack, bánh nướng
- Thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích, lạp xưởng, chả lụa,
- Thực phẩm có xuất phát từ thực vật: kem, nước cốt dừa
- Dầu ăn đã chiên đi chiên lại, phô mai, bơ sữa
- Trái cây sấy khô: mít sấy, dừa sấy, khoai lang sấy
- Tinh bột trắng: cơm trắng, bánh mì, phở, bún, cháo đóng gói, phở đóng gói,…
Tinh bột trắng chứa chất đường bột đáng kể, không có lợi cho sức khoẻ, ngay cả người bình thường
- Thực phẩm chứa chất kích thích: rượu bia, đồ uống có cồn.
Vì các thức uống có cồn kết hợp với các loại thực phẩm khác sẽ khiến lượng đường trong máu gia tăng, khó kiểm soát.
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Rau xanh: có hàm lượng chất chống oxy hoá, có nguồn chất xơ, vitamin, chất khoáng dồi dào. Ăn rau xanh giúp chống táo bón, giảm huyết áp, tuy nhiên cần ăn chín uống sôi, tuyệt đối không ăn rau sống, hoặc chưa qua nấu chín.
Các loại rau dễ mua và chế biến: rau cải xoăn, rau bina, bông cải, xà lách, cà chua, cải bó xôi,…
Trái cây: Tương tự như rau xanh, trái cây có hàm lượng chất xơ và chất khoáng dồi dào, giảm lượng đường huyết trong cơ thể. Bạn cần chọn các loại trái cây ít ngọt như bưởi cam, quýt, táo… Vì lượng đường chuyển hoá chậm, tức là cần phải trải qua qua trình tiêu hoá mới hấp thu vào cơ thể.
Lưu ý: Nên hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...
- Tinh bột tốt: Gạo lứt, ngũ cốc, bánh mì đen, yến mạch
- Chất đạm: thịt nạc đặc biệt như thịt gà, cá ngừ, các thu, cá mồi. Người bệnh tiểu đường nên chế biến luộc, hấp, không chế biến bằng cách chiên rán dầu mỡ.
- Chất béo tốt: dầu oliu, dầu đậu nành, đậu phộng, quả bơ … hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol trong máu, thay thế cho các dầu chiết xuất từ mỡ động vậ
- Uống nhiều nước: Đảm bảo uống 2 lít nước mỗi ngày. Việc uống nước sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn và cung cấp khoáng chất cho cơ thể
Những loại thức uống sinh tố, nước ép có thể tự pha chế thay thế nước lọc: sinh tố đu đủ, sinh tố chuối, sinh tố rau bina, cải xoăn, bông cải, nước ép cam, nước ép bưởi…
Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường
Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no. Tuyệt đối không được bỏ bữa.
Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn, chất xơ giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn, ngăn bạn không ăn quá nhiều
Sáng ăn no, tối ăn ít. Ăn bữa sáng giàu protein, chất đạm, ăn bữa tối ít lại điều chỉnh lượng đường tự nhiên trong máu.
Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Viết bình luận